Giải pháp hiện đại giúp mẹ sinh con bớt đau đớn

Giải pháp hiện đại giúp mẹ sinh con bớt đau đớn

Một trong những thiên chức quan trọng nhất của Phụ nữ Việt Nam là làm Mẹ. Những hình ảnh các mẹ bầu lăn lộn, gào thét vì “đau đẻ” đã không còn xa lạ tại các khoa sản bệnh viện. Ngày nay, khoa học công nghệ đã phát triển hơn và để giúp các mẹ giảm bớt cơn đau khi sinh sản, Green Daddy mang tới giải pháp dưới đây, mẹ theo dõi nhé!

Giải pháp hiện đại giúp mẹ sinh con bớt đau đớn

Tiêm giảm đau trong lúc chuyển dạ

Theo chuyên gia, gây tê ngoài màng cứng giúp cho sản phụ giảm được cơn đau trong chuyển dạ. Sản phụ hoàn toàn toàn giữ được tinh thần thoải mái, không bị mất sức, từ đó giảm bớt âu lo và lo sợ. Đặc biệt phương pháp này rất an toàn cho thai nhi.

thư giãn giúp mẹ bầu đỡ đau hơn

Nhờ có tác dụng giảm đau, bác sĩ sản khoa có thể chỉ huy được ca đẻ theo xu hướng tốt nhất cho em bé và mẹ. Giảm được cơn đau đẻ sẽ giúp phục hồi vận động sớm, tránh nguy cơ bế sản dịch.

Quá trình thực hiện gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện bởi các bác sĩ gây mê giàu kinh nghiệm. Thông thường các bác sĩ gây mê sẽ làm gây tê ngoài màng cứng khi cổ tử cung của sản phụ đã mở ở một mức độ nhất định. Trước khi gây tê sản phụ được truyền dịch để tránh tụt huyết áp do thuốc tê có thể gây ra.

Khi gây tê sản phụ ngồi đầu cúi, lưng cong hoặc nằm nghiêng trái đầu cúi, co hai đầu gối lên ép sát bụng sẽ ít khả năng bị đau, sau đó một ống bằng chất dẻo rất nhỏ gọi là catheter sẽ được luồn vào trong khoang ngoài màng cứng, catheter không gây khó chịu gì cho sản phụ.

bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu

Thuốc tê được tiêm vào một khoang bao bọc xung quanh tủy sống, gọi là khoang ngoài màng cứng. Để giảm đau khi chuyển dạ thuốc gây tê sẽ được tiêm ngắt quãng hoặc được một xi lanh điện tự động bơm liên tục với một tốc độ rất nhỏ và ổn định cho tới khi em bé ra đời. Phương pháp này có thể giảm 70-80% đau đớn so với bình thường. Nhờ đó mà cuộc chuyển dạ sẽ diễn ra dễ dàng hơn, nhanh hơn và do đó em bé cũng ít bị sang chấn hơn.

Tại thời điểm tiến hành thủ thuật, sản phụ được gây tê tại vị trí chọc kim, động tác này có thể gây đau tại vị trí ngoài da lưng giống như một mũi tiêm thông thường. Khi luồn catheter sản phụ có cảm giác tức ở mông hay chân, nhưng chỉ thoáng qua. Khi tiêm thuốc tê catheter sản phụ có thể cảm nhận được một dòng man mát chảy dưới lưng, ít phút sau khi tiêm thuốc sản phụ sẽ thấy đỡ đau, ngoài ra có thể có những cảm giác khác tùy từng người.

Chống chỉ định khi gây tê ngoài màng cứng

Mẹ bớt đau bé khỏe mạnh

Những trường hợp dưới đây cần tránh sử dụng phương pháp này:

  • Đã và đang sử dụng các thuốc có tác dụng làm loãng máu trong thai kỳ.
  • Chất lượng máu không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
  • Thai phụ bị viêm nhiễm ở vùng lưng.
  • Thai phụ mắc bệnh lý tim hay gan nặng kèm theo.

Hiện nay, phương pháp gây tê ngoài màng cứng là phương pháp hữu hiệu nhất giúp mẹ sinh sản dễ dàng hơn.

Lưu ý khi sử dụng phương pháp

  • Khi áp dụng phương pháp này, có thể gây ra một số tác phụ như giãn mạch, tụt huyết áp, nhưng đề phòng được bằng truyền dịch trước, trong khi gây tê.
  • Sau khi đẻ một số sản phụ cho biết có cảm giác đau mỏi ở vùng lưng, nhưng đây là cảm giác thường có ở các phụ nữ mang thai cho dù không làm gây tê màng cứng.
  • Đau đầu: Nếu nhẹ thì không cần điều trị cũng sẽ tự hết, nặng thì cần truyền dịch, dùng thuốc, bác sĩ cần hướng dẫn sản phụ về tư thế nằm, cách ăn uống nghỉ ngơi để sản phụ khỏi để không để lại di chứng gì.
  • Nhiễm trùng khoang ngoài màng cứng: Hiếm gặp.
  • Tai biến gây tụ máu ngoài màng cứng tại nơi gây tê rất hiếm gặp, tỷ lệ chỉ có 0,04%.

Tuy nhiên nếu tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vô trùng và quy trình kỹ thuật có thể giảm thiểu tối đa tất cả các biến chứng này.

giảm đau đớn cho mẹ khi sinh

Các sản phụ có tiền sử rối loạn đông máu, số lượng tiểu cầu quá thấp, tiền sử bệnh thần kinh hoặc bệnh lý tủy sống, các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, có nhiễm trùng da vùng lưng. Hay những trường hợp đẻ khó như ngôi ngang, thai to, rau tiền đạo, người mẹ có khung chậu hẹp đều không nên làm thủ thuật giảm đau trong đẻ.

Còn các sản phụ có yêu cầu làm giảm đau, sản phụ đã được bác sĩ sản khoa và bác sĩ gây mê hồi sức thăm khám trước đó đều có thể tiến hành thủ thuật gây tê ngoài màng cứng.