Mọc răng là một trong những cột mốc quan trọng giúp đánh dấu sự phát triển về thể chất của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Đây chính là bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn bột, cháo mịn sang thức ăn dạng khô hơn như cơm, hạt ngũ cốc…
Theo chuyên gia y tế, thời gian mọc răng ở mỗi bé là khác nhau, ngoài dinh dưỡng, môi trường sống…thì sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó là thể chất và gen di truyền của từng bé. Có những bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên từ khá sớm nhưng ngược lại cũng có những bé gần 1 tuổi mới bắt đầu mọc răng.
Hiện nay, bên cạnh những cha mẹ đã có kinh nghiệm trong việc nuôi con thì cũng còn rất nhiều cha mẹ trẻ mới lần đầu làm cha làm mẹ nên cảm thấy băn khoăn rằng không biết vào thời điểm nào thì con mình mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên hay sẽ thay răng lúc nào?
Để biết chính xác khoảng thời gian bé sắp mọc răng cũng như cách xử lý các triệu chứng do mọc răng gây ra cho con, các mẹ nên bỏ túi lịch mọc răng và thay răng chuẩn cho bé yêu của mình thông qua bảng dưới đây để chủ động hơn trong việc giúp cho bé có một hàm răng đều và chắc khỏe nhé!
LỊCH MỌC RĂNG, THAY RĂNG CỦA BÉ
Những lưu ý mẹ cần phải biết khi trẻ mọc răng
Khi mọc răng, cơ thể trẻ có nhiều thay đổi đặc biệt là các triệu chứng như sốt cao hoặc tiêu chảy. Khi đó mẹ cần phải bình tĩnh để nhận định đúng nguyên nhân và tìm cách xử lý cho phù hợp. Các vấn đề nảy sinh trong quá trình trẻ mọc răng là hoàn toàn bình thường theo đúng quy luật phát triển của trẻ. Tùy theo mức độ diễn biến cơ thể trẻ mà có cách xử trí, không nên lạm dụng thuốc mà mẹ hãy để cơ thể trẻ tự động điều chỉnh.
Nếu như mẹ chưa có kinh nghiệm trong việc này thì nên tìm hiểu thông qua bạn bè hoặc trên các trang báo uy tín đều có thể giúp mẹ các phương pháp hiệu quả.
7 dấu hiệu giúp nhận biết trẻ chuẩn bị mọc răng
Chảy nước miếng: Quá trình mọc răng, sưng lợi sẽ kích thích nước miếng trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy nước miếng là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, các mẹ có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.
Sốt: Thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi, nướu bị sưng và răng nhô lên có thể khiến bé sốt nhẹ. Ngoài ra, khi cơ thể trẻ dồn hết năng lượng cho việc mọc răng dẫn đến các nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé khiến bé bị sốt. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám ở các trung tâm nhi khoa.
Thích cắn: Khi răng nhú lên nướu có thể bị sưng, áp lực bị răng chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn hoặc ngậm tay. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.
Tiêu chảy: Dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, trong giai đoạn mọc răng, bé đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy; do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
Cằm và quanh miệng nổi ban: Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng, đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt. Để tránh bị nổi bạn, mẹ nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.
Bị đau, biếng ăn: Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau và mệt mỏi đặc biệt với chiếc răng đầu tiên. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau khi mọc răng. Trẻ ăn ít sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng hàng ngày dẫn đến tình trạng biếng ăn. Lúc này mẹ có thể tham khảo các sản phẩm sữa cao năng lượng giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ biếng ăn.
Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.
Mọc răng là dấu hiệu nhận biết trẻ đang trong giai đoạn thay đổi về thể chất và lớn rất nhanh, chính vì vậy trẻ cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để phát triểu tốt nhất. Một chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý sẽ bổ sung đủ hàm lượng Canxi và các khoáng chất cần thiết giúp phát triển hệ xương răng của bé một cách tốt nhất.
Đối với những trẻ chậm mọc răng mẹ cần quan tâm đến dinh dưỡng giàu canxi, photpho, Vitamin D. Nếu như mẹ vẫn chưa biết nên chọn dòng sản phẩm dinh dưỡng nào phù hợp với con thì hãy để Sữa Bột Tốt giúp mẹ. Các sản phẩm dưới đây sẽ bổ sung cho những thiếu hụt giúp trẻ mọc răng theo độ tuổi.
- Hismart Premium – Cùng con yêu vượt vũ môn hóa rồng
- BẢNG THỨ TỰ MỌC RĂNG VÀ THAY RĂNG SỮA CỦA BÉ THEO THỜI GIAN CHÍNH XÁC NHẤT
- Hành trình hạnh phúc, chăm sóc mẹ bầu và mẹ sơ sinh – Workshop truyền thông chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại HTCH Thế giới sơ sinh
- Dược sĩ Hồng Ngọc
- Các cách bổ sung Vitamin cho mẹ bầu hiệu quả